Khủng hoảng đường sắt Quảng Đông Tứ Xuyên Khởi_nghĩa_Vũ_Xương

Sau phong trào Nghĩa Hòa Đoàn, nhiều quốc gia phương Tây xem Trung Quốc là mảnh đất tốt để đầu tư và xây dựng đường sắt[2]. Đã tạo được ảnh hưởng tại Trung Quốc, các quốc gia như AnhPháp xây dựng rất nhiều tuyến đường sắt cho dù bị nhà Thanh phản đối.[2] Đức bắt đầu xây đường sắt ở Sơn Đông, Anh ở thung lũng sông Trường Giang, Pháp ở Côn Minh Vân Nam, NgaHắc Long Giangngười Nhật thành lập công ty đường sắt Nam Mãn Châu.[2]

Tuy nhiên, đến năm 1905, tuyến đường sắt Quảng Đông-Hán Khẩu và Tứ Xuyên-Hán Khẩu đoạn chạy qua Quảng Đông, Hồ Nam, Hồ BắcTứ Xuyên do địa phương quản lý.[3][4] Các tuyến này dùng để kết nối với phần còn lại của Trung Quốc.

Tháng 5 năm 1911, nhà Thanh yêu cầu quốc hữu hóa các tuyến đường sắt nhằm bồi thường chiến phí theo điều ước Tân Sửu[2]. Thông báo về việc quốc hữu hóa đường sắt và trả nợ chiến phí cho các nước thắng trận trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (chủ yếu là Anh, Pháp, Đức và Mỹ) đã vấp phải nhiều phản đối.[1][3][5] Các vụ phản kháng đã diễn ra ở thành phố Trường Sa và nhân dân Quảng Đông đã tẩy chay tiền giấy chính phủ[3].

Đến 11 tháng 8 đã có nhiều cuộc biểu tình và đình công lớn tại Thành Đô[3]. Tổng đốc Tứ Xuyên Triệu Nhĩ Phong trong con hoảng loạn đã ra lệnh bắt giữ nhiều quý tộc.[3] Các đơn vị Tân Quân ở Vũ Hán khi đó đang đóng tại Võ Xương, Hán Khẩu, Hán Dương.[6]